Truyền thông đại chúng Tính dục theo giới

Phần lớn việc vật hóa tình dục đến từ các phương tiện truyền thông đại chúng: chương trình truyền hình, tạp chí, phim hay video ca nhạc. Brown[19] cho rằng phương tiện truyền thông tác động đến hành vi tình dục của các cá nhân thông qua ba con đường chính:

Con đường thứ Nhất - Truyền thông giữ trách nhiệm đặt tính dục, thái độ tính dục và hành vi tính dục ở ngay trước mắt công chúng. Chẳng hạn như lấy các tạp chí như Cosmopolitan hoặc Glamour làm ví dụ. Phần lớn các tạp chí này sẽ có hình ảnh và tiêu đề đan xen với các chủ đề tính dục về việc người đọc nên làm gì để giữ vẻ gợi cảm, để không ngừng thu hút bạn đời của họ về mặt tình dục.[19] Bản chất của những phương tiện truyền thông này là thực thi sự dị tính bắt buộc, đó là còn chưa kể đến tính dục theo giới.[19]

Con đường thứ Hai - Truyền thông đóng vai trò là phía thực thi các chuẩn mực tính dục theo giới. Ví dụ, kiểm tra tầm quan trọng của định chuẩn hóa dị tính trong văn hóa. Như đề xuất của Gayle Rubin, "định chuẩn hóa dị tính trong xã hội dòng chính tạo ra một "hệ cấp bậc giới tính" phân cấp các hoạt động tình dục từ "quan hệ tình dục tốt" xuống "quan hệ tình dục xấu" về mặt đạo đức. Hệ cấp bậc này đặt một hoạt động tình dục có tính sinh sản một vợ một chồng giữa hai người dị tính chung thủy vào mục "tốt", và đặt bất kỳ hành vi tình dục và các cá nhân không đạt đủ tiêu chuẩn này xuống các bậc thấp hơn cho đến khi họ rớt xuống mục "tình dục xấu"."

Con đường thứ Ba - Truyền thông quảng bá và khuyến khích việc gạt bỏ mô hình tính dục có trách nhiệm. Liên hệ lại với các ví dụ phía trên, phương tiện truyền thông sẽ lợi dụng giả định rằng một cá nhân khao khát được người khác chấp nhận. Nếu họ phô bày về sự lăng chạ và về tính dục đủ nhiều, chẳng hạn là trên trang bìa của một tạp chí đi, thì cuối cùng mọi người sẽ coi đó là một lẽ đương nhiên,  và sẽ cho qua các trách nhiệm xã hội và đạo đức với có trách nhiệm về tình dục của họ.

Những hình thức truyền thông tin này từ các phương tiện truyền thông cũng được cho là mang tính giáo dục cho công chúng về vai trò và miêu tả về tính dục nữ giới, và những ảnh hưởng này được cho là có những tác động khác nhau tùy thuộc vào phân nhóm.[19] Đối tượng của hình thức truyền thông này, cũng như kiểu 'giáo dục tính dục' này cũng được cho là có sức ảnh hưởng đến một số nhóm hơn là các nhóm khác. Ví dụ, có bằng chứng cho thấy rằng nữ giới vị thành niên dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những hình thức kiến ​​thức này, tác động đến tính dục nữ vị thành niên. Nói chung là cấu trúc và nền tảng của văn hóa Mỹ cho phép các phương tiện truyền thông đại chúng tác động mạnh mẽ đến các khía cạnh khác nhau của tính dục cá nhân hóa, và tính dục theo giới.